Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Phương pháp chích ngừa cảm cúm hàng năm cho trẻ nhỏ mẹ cần biết

2/20/2021 9:45:29 AM     211    

Mỗi mùa cúm thì mỗi người nên chủng ngừa một liều vacxin. Thời điểm thích hợp để tiêm vacxin cúm là trước khi vào mùa dịch. Ở nước ta, mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, mẹ có thể cho con tiêm phòng cúm bất cứ nào có thể. Dù đang ở trong mùa cúm thì cũng không quá muộn để tiêm ngừa.

Vacxin cúm mỗi năm có thành phần khác nhau, đúng hay sai?

Đúng, mỗi năm một loại vắc-xin cúm mới sẽ được nghiên cứu và cho lưu hành. Ở Hoa Kỳ, các chuyên gia sẽ cố gắng dự đoán và nghiên cứu các chủng cúm trên toàn thế giới. Một vacxin cúm sẽ chống lại ít nhất 3 chủng virus khác nhau.

Trẻ em cần tiêm 1 hay nhiều mũi?

Với trẻ em dưới 3 tuổi, cần tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 28 ngày đến 1 tháng. Với các em từ 3 tuổi trở lên thì chỉ cần tiêm một mũi và tiêm nhắc lại hàng năm. Do bệnh cúm khác nhau mỗi năm và vacxin cũng được thay đổi theo năm.

vicare.vn-phuong-phap-chich-ngua-cam-cum-hang-nam-cho-tre-nho-me-can-biet-body-1

Trường hợp nào không được tiêm phòng vacxin cúm?

  • Có một số trường hợp không nên tiêm phòng vacxin cúm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định

  • Trẻ bị dị ứng với trứng hoặc từng bị dị ứng trứng. Bởi vì trong vacxin có chứa protein từ trứng. Mẹ có thể xin lời khuyên từ bác sĩ để chọn ra loại vacxin cúm phù hợp cho con, vì không phải vacxin nào cũng có protein trứng.

  • Trẻ đã từng có phản ứng tiêu cực với vacxin cúm trước đây.

  • Trẻ đang không khỏe hoặc sốt cao.

  • Từng bị hội chứng Guillian-Barre (hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh – có thể bị do nhiễm Zika) trong 6 tuần sau khi tiêm cúm.

Trẻ vẫn có thể bị cúm mặc dù đã tiêm phòng, đúng hay sai?

Đúng, vacxin cúm không thể ngừa được hết tất cả các chủng cúm. Nên nếu con nhiễm chúng cúm không có trong vacxin thì con vẫn bị nhiễm bệnh. Virus cúm có vô số chủng loại. Có đến 17 loại kháng nguyên H (H1 đến H17) và 9 loại kháng nguyên N (N1 đến N9) và mỗi khi một loại H kết hợp với 1 loại N thì một loại virus cúm mới sẽ ra đời. Chẳng hạn, H1 kết hợp với N1 tạo thành virus H1N1 (cúm lợn), trong khi H5 kết hợp N1 tạo ra virus H5N1 gây cúm gia cầm, và một kết hợp khác là H7N9 đang gây kinh hoàng trên toàn thế giới. Ngoài ra, còn rất nhiều loại virus cúm khác đã được thống kê trên toàn thế giới như H2N2, H3N2, H7N2, H7N3, H7N7, H9N2...

Việc tiêm vacxin cúm sẽ ngăn ngừa việc các chủng cúm trẻ mắc phải không kết hợp với các chủng đã có trong vắc-xin khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Những phản ứng phụ khi tiêm phòng cúm là gì?

Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêm phòng vacxin cúm, cho cả trẻ em và người lớn là đau vùng da tại chỗ tiêm. Những bé mà chưa từng tiếp xúc với virus trước đây cũng có thể bị sốt nhẹ và cảm thấy đau nhức, mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 2 ngày.

vicare.vn-phuong-phap-chich-ngua-cam-cum-hang-nam-cho-tre-nho-me-can-biet-body-2

Nếu bị phản ứng nghiêm trọng thì nên làm gì?

Tiêm chủng cúm rất hiếm khi gây phản ứng nghiêm trọng. Nếu con sốt cao, nổi mề đay, sưng mặt, khó thở, tim đập nhanh... sau vài phút hoặc vài giờ tiêm thì cần phải đến bệnh viện gấp.

Đó là một vài thông tin cần thiết giúp mẹ có cái nhìn tổng quan về vacxin cúm. Hy vọng mẹ có thể bảo vệ cả nhà khỏi mùa cúm năm nay.

Xem thêm: